3 trường hợp trong lập báo cáo ĐTM

Lập ĐTM cho dự án thường gặp nhiều vướng mắc, hạn chế liên quan đến thủ tục, những thay đổi, điều chỉnh nhất định. Bài viết hôm nay sẽ đưa ra một số tình huống mà doanh nghiệp đang gặp phải và trường hợp lập ĐTM riêng lẻ cho dự án mà bạn nên biết.

3 trường hợp trong lập báo cáo ĐTM
3 trường hợp trong lập báo cáo ĐTM

1. Quy định lập ĐTM

Dựa theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì các dự án có quy mô, công suất thuộc đối tượng lập ĐTM cũng phải lập báo cáo ĐTM đối với dự án cải tạo, nâng cấp, bổ sung công trình BVMT. Tuy nhiên nhiều chủ dự án lại “không” triển khai thực hiện thủ tục hồ sơ môi trường, vì thế đây là hành vi không đúng với quy định, bị xử phạt vi phạm hành chính cùng nhiều biện pháp xử lý khắc phục khác.

Các công trình phải được cơ quan Nhà nước thẩm định, đánh giá, kiểm tra, xác nhận hoàn thành phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Các công trình phải đảm bảo việc vận hành ổn định, nếu công trình hoạt động không đảm bảo thì phải tiến hành cải tạo, nâng cấp hoặc bổ sung thêm công trình.

Do đó chủ dự án phải tiến hành rà soát lại tất cả các công trình, đánh giá sự phù hợp hoặc lập dự án cải tạo, nâng cấp, bổ sung công trình BVMT trình lên cơ quan có thẩm quyền xem xét. Đối với những công trình BVMT hoạt động nhưng không đảm bảo chất lượng thì cần tiến hành các giải pháp khắc phục, xử lý sự cố.

2. Các thay đổi trong báo cáo ĐTM của KCN

Trường hợp dự án có thay đổi ĐTM nhưng không tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ thì cơ quan quản lý phải ra thông báo chấp thuận vận hành thử nghiệm. Nếu như cơ sở không thuộc trường hợp trên thì cần lấy ý kiến chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc phải lập lại ĐTM.

Đối với khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, khi có những thay đổi so với nội dung báo cáo ĐTM đã phê duyệt thì được phân thành 2 trường hợp dưới đây:

  • Khi KCN đã được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT nhưng có thay đổi về công trình BVMT thì thực hiện theo khoản 10 Điều 1 của Nghị định 40/2019
  • Khi KCN đang hoạt động nhưng có hoạt động mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ hoặc KCN mở rộng quy mô, thay đổi loại hình sản xuất thu hút đầu tư thì thực hiện báo cáo ĐTM
  • KCN nếu có những thay đổi khác thì phải tự chịu trách nhiệm, đảm bảo việc tuân thủ quy định trong kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải

3. Khi nào lập ĐTM riêng biệt cho dự án?

Trường hợp này xảy ra đối với dự án đầu tư nhưng triển khai tại 2 địa điểm, quy mô khác nhau thì có lập 2 báo cáo ĐTM riêng biệt hay không? Đây là vấn đề thắc mắc của nhiều doanh nghiệp khi dự án đầu tư rơi vào tình huống này.

Theo Luật BVMT 2020 thì mỗi dự án đầu tư chỉ thực hiện 1 báo cáo ĐTM duy nhất và thể hiện dưới hình thức báo cáo. Như vậy, nếu hiểu theo quy định này, dự án triển khai tại hai địa điểm khác nhau thì chỉ lập 1 ĐTM.

Thế nhưng, đối chiếu theo Khoản 2 Điều 50 của Luật xây dựng có quy định đối với dự án trọng điểm quốc gia, dự án thuộc nhóm A tích hợp nhiều dự án thành phần thì mỗi dự án vận hành độc lập, khai thác hoặc phân kỳ đầu tư để thực hiện dự án thành phần vận hành như dự án độc lập. Nếu thuộc những trường hợp này, chủ dự án đầu tư cũng có thể lập cáo riêng cho từng dự án thành phần hoặc theo phân kỳ đầu tư dự án.

Nếu như bạn có nhu cầu hoặc thắc mắc nào liên quan đến việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Bình Dương qua Hotline 0868 658 686 

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline : 0868 658 686Nhắn tin ZaloGoogle Maps