Vai trò của cơ quan có thẩm quyền thẩm định thủ tục môi trường

Trách nhiệm, chức năng và vai trò của các cơ quan có thẩm quyền thẩm định các loại thủ tục, hồ sơ môi trường là thế nào? Các quy định chi tiết về vấn đề này?

Sở TNMT, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã đều có vai trò, trách nhiệm quan trọng trong quá trình thực hiện, cấp và xác nhận các loại hồ sơ môi trường mà doanh nghiệp cần có như ĐTM, giấy phép môi trường, vận hành thử nghiệm hệ thống,…

Theo các quy định mới như Luật BVMT 2020 có đưa ra các nội dung chi tiết và đầy đủ cho từng cơ quan có thẩm quyền đối với mỗi loại hồ sơ môi trường khác nhau. Dưới đây là một số hình thức thủ tục hành chính mà các cơ quan có thẩm quyền trên phải thực hiện.

Thủ tục hành chính của Sở TNMT/UBND cấp tỉnh

Đối với UBND cấp tỉnh sẽ triển khai các hoạt động trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, bao gồm:

Quy định lập ĐTM của dự án

+ Thẩm định báo cáo ĐCM
+ VHTN (vận hành thử nghiệm) các công trình xử lý chất thải theo quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM
+ Chấp thuận môi trường với dự án có điều chỉnh, thay đổi nội dung đánh giá tác động môi trường
+ Kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT theo quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM
+ Thực hiện các hoạt động tham vấn trong quá trình lập ĐTM

Giấy phép môi trường

+ Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải

+ Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối vào HTXLNT tập trung trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, không thuộc trường hợp quan trắc khí thải tự động liên tục, quan trắc định kỳ (quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP

+ UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp GPMT cho dự án đầu tư nhóm II, dự án đầu tư nhóm III (nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên) và dự án (khoản 2 Điều 39 của Luật BVMT) được UBND cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM

+ Thời hạn cấp GPMT thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh không quá 30 ngày

+ Việc cấp lại GPMT không quá 20 ngày

Sở TNMT/UBND cấp tỉnh thẩm định phương án, cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản (thực hiện theo Khoản 2 Điều 36 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP)

Thủ tục hành chính cấp huyện

Đối với UBND cấp huyện sẽ triển khai các hoạt động trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, bao gồm:

  • Cấp GPMT đối với:

+ Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải

+ Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối vào HTXLNT tập trung trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, không thuộc trường hợp quan trắc khí thải tự động liên tục, quan trắc định kỳ (quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP

  • UBND cấp huyện có thẩm quyền cấp GPMT cho đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật BVMT (trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 41 của Luật BVMT)
  • Thời hạn cấp GPMT thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện không quá 30 ngày
  • Việc cấp lại GPMT không quá 20 ngày

Thủ tục hành chính cấp xã

  • Đối với UBND cấp xã sẽ tổ chức việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường (Điều 33 của Luật môi trường 2020)
  • Thời hạn tham vấn tối đa 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định (khoản 3 Điều 26 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP)
  • UBND cấp xã niêm yết báo cáo ĐTM kể từ khi nhận được báo cáo ĐTM cho đến khi kết thúc họp lấy ý kiến

Trên đây chỉ là một số vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh, bổ sung và thay thế các thủ tục hành chính của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực HSMT. Nếu như bạn cần tư vấn hỗ trợ dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường bình dương qua Hotline 0868 658 686 .

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline : 0868 658 686Nhắn tin ZaloGoogle Maps