Làm thế nào để doanh nghiệp xác định được đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP? Kế hoạch BVMT là hồ sơ pháp lý quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý để thực hiện mà không vi phạm bất kỳ quy định nào của Nhà nước.
Trong đó, đối tượng lập kế hoạch BVMT là dự án không lập báo cáo đtm và phương án, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phải đối tượng lập dự án đầu tư. Công ty tư vấn môi trường Bình Dương sẽ chia sẻ tới Khách hàng các vấn đề này!
Đăng ký kế hoạch BVMT có cần quan trắc môi trường không?
Vậy khi lập hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường có cần thực hiện quan trắc môi trường hay không?
Căn cứ Điểm 1.4 Chương I Mẫu số 2b Phục lục VII Phụ lục ban hành kèm Nghị định 40/2019/NĐ-CP có quy định về cấu trúc và nội dung kế hoạch BVMT quy định chi tiết về đánh giá hiện trạng môi trường.
Tổng hợp dữ liệu về hiện trạng môi trường tại nơi triển khai thực hiện dự án trong thời gian ít nhất 2 năm gần nhất, trong đó cần làm rõ chất lượng các thành phần môi trường với khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án như môi trường không khí, nước mặt có phát sinh từ dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ có liên quan về các dự án có nguy cơ suy thoái môi trường hoặc ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trong thời gian ngắn hơn.
Vì thế mà khi lập kế hoạch bảo vệ môi trường, chủ dự án bắt buộc phải thực hiện nhiệm vụ tổng hợp về hiện trạng dự án trong đó có quan trắc môi trường trong thời gian ít nhất 2 năm gần nhất. Nếu trong trường hợp khu vực triển khai dự án chưa có bất kỳ đánh giá nào về hiện trạng môi trường thì nên tiến hành quan trắc môi trường không khí, nước mặt để đánh giá các thành phần môi trường chịu tác động nếu dự án được triển khai thực hiện.
Những điểm mới về nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường
Căn cứ theo Khoản 11 Điều 1 Nghị định 40 thì nội dung đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường gồm phần thuyết minh có nội dung quy định theo Điều 30 của Luật BVMT và bản thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình xử lý chất thải (công trình xây lắp công trình xử lý theo quy định) theo quy định về lĩnh vực xây dựng. Chủ dự án là người đứng ra chịu trách nhiệm lên phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công và giai đoạn dự án đi vào hoạt động.
Trong trường hợp, dự án, phương án mở rộng quy mô, nâng công suất thì nội dung kế hoạch BVMT phải đánh giá tình hình hoạt động và thực hiện công tác BVMT tại cơ sở cũ. Cần xây dựng kế hoạch tổng thể để đánh giá tổng quan những tác động môi trường tại cơ sở cũ cũng như phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mở rộng, nâng công suất mới.
Cần lưu ý, nội dung này phải nêu rõ địa điểm, loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất của dự án. Mặc khác, xác định được nguồn nguyên, nhiêu liệu sử dụng, dự báo các chất thải phát sinh, liệt kê hết những tác động đến môi trường, biện pháp xử lý chất thải và phương án giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Trường hợp nếu dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn 2 tỉnh trở lên thì việc đăng ký kế hoạch BVMT được thực hiện tại cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án.
Trách nhiệm của chủ dự án khi đăng ký kế hoạch BVMT
Chủ dự án phải chịu trách nhiệm về công trình, biện pháp BVMT đề xuất trong bản kế hoạch bảo vệ môi trường đơn giản đã được phê duyệt. Theo đó, họ phải tổ chức thực hiện đầy đủ các biện pháp BVMT và trách nhiệm theo Điều 33 của Luật BVMT. Chủ dự án là người đứng ra xây dựng công trình xử lý chất thải như hệ thống thu gom, xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải, kho chứa chất thải nguy hại đầy đủ. Mặc khác, báo cáo kết quả hoàn thành công trình BVM và thực hiện đầy đủ quan trắc môi trường định kỳ 6 tháng/lần và đảm bảo nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn.
Vì thế, nếu bạn cần công ty môi trường Bình Dương tư vấn về các vấn đề liên quan đến các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp như lập đtm, báo cáo quan trắc môi trường, giấy phép xả thải, sổ chủ nguồn thải,… thì hãy liên hệ ngay Hotline 0868 658 686 ngay nhé!