Xin cấp giấy phép xả khí thải công nghiệp

Vậy vì sao doanh nghiệp cần có loại giấy phép này? Việc cấp phép sẽ dựa vào những quy định nào? Để giải đáp những vấn đề này hãy cùng công ty môi trường Bình Dương tìm hiểu qua những thông tin bên dưới.

Nhiều lĩnh vực công nghiệp luôn đặt trọng tâm vấn đề xử lý khí thải công nghiệp lên hàng đầu và phải kiểm soát, xử lý từ khi xây dựng cho đến giai đoạn dự án đi vào vận hành chính thức. Do đó việc đầu tư thiết kế hệ thống XLKT công nghiệp luôn được nhiều khu công nghiệp quan tâm và chú trọng với mong muốn mang lại không gian sạch, an toàn hơn.

Tuy nhiên để quá trình hoạt động mang lại hiệu quả, doanh nghiệp phải xin giấy phép xả khí thải công nghiệp đối với dự án có phát sinh khí thải lớn và thuộc đối tượng kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT.

Vì sao phải cấp giấy phép xả khí thải công nghiệp?

  • Giúp doanh nghiệp xây dựng mô hình sản xuất an toàn cho người lao động, xây dựng chiến lược đáp ứng tiêu chuẩn tại nhiều KCN, CCN, KKT, KCNC.
  • Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào các hệ thống xử lý khí thải công nghiệp hiện đại nhằm đáp ứng những yêu cầu về môi trường, thu hút và xây dựng nơi đầu tư phát triển lâu dài, bền vững.
  • Làm cơ sở để cơ quan môi trường dễ dàng kiểm soát và quản lý những nguồn thải lớn có tính chất phức tạp và dễ gây ô nhiễm môi trường.

Quy định giấy phép xả khí thải

Căn cứ theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP thì việc xin cấp giấy phép xả khí thải sẽ được quy định như sau:

  • Doanh nghiệp phải lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn khí thải và cấp giấy phép xả khí thải cho các dự án đang hoạt động thuộc danh mục nguồn khí thải lưu lượng lớn (chỉ trừ trường hợp chủ nguồn thải muốn đồng xử lý chất thải thuộc đối tượng cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại, đối tượng xác nhận đảm bảo yêu cầu BVMT đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường).
  • Doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê khí thải, xây dựng cơ sở dữ liệu về khí thải, quan trắc tự động liên tục đối với nguồn thải có lưu lượng lớn.
  • Thời hạn của giấy phép xả khí thải 5 năm. Đối với nguồn thải có sự thay đổi về tăng thải lượng, số lượng nguồn thải phát sinh thì phải lập hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xả khí thải.
  • Giấy phép xả khí thải công nghiệp thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2008.

Căn cứ theo khoản 21, 22 Điều 3 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì việc quản lý khí thải công nghiệp sẽ phải thực hiện hư sau:

  • Đối với đối tượng phát sinh khí thải công nghiệp và phải xác nhận hoàn thành công trình BVMT cần xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về khí thải như đo đạc số liệu, thống kê, kiểm kê lưu lượng, thông số, đặc điểm khí thải công nghệp.
  • Những dự án phát sinh khí thải công nghiệp bắt buộc phải có giấy phép xả khí thải. Nội dung cấp giấy phép xả khí thải được tích hợp trong giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT, giấy xác nhận đủ điều kiện BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc giấy phép xử lý CTNH theo quy định của pháp luật.
  • Bộ TNMT sẽ có trách nhiệm đánh giá việc quan trắc khí thải tự động, so sánh các giá trị thông số ô nhiễm theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, kiểm tra cũng như khắc phục những dữ liệu quan trắc bị gián đoạn hoặc thông số vượt quá quy chuẩn quy định.

Như vậy, chủ dự án cần lập hồ sơ cấp giấy phép xả khí thải, định kỳ quan trắc khí thải hoặc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục. Đồng thời, chủ dự án cũng phải lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường tích hợp cùng giấy phép xả khí thải (Thông tư 25/2019/TT-BTNMT) theo đúng thời hạn trình nộp lên cơ quan Nhà nước phê duyệt.

Nếu doanh nghiệp cần tư vấn bất kỳ vấn đề nào liên quan đến loại giấy phép này thì hãy liên hệ ngay với Công ty dịch vụ môi trường Bình Dương qua Hotline 0868 658 686 !

5/5 - (3 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline : 0868 658 686Nhắn tin ZaloGoogle Maps